HOTLINE 09.4400.4400

Lịch sử Trung Hoa – Trung Hoa Dân Quốc

Ngày đăng: 28/10/2013 - Lượt xem: 11984

Lịch sử Trung Hoa – Trung Hoa Dân Quốc


Trung Hoa Dân Quốc được thành lập vào năm 1912, thay thế nhà Thanh, triều đại cuối cùng của Trung Quốc, và kết thúc trên 2000 năm chế độ phong kiến. Do đó nó là nền cộng hòa tồn tại lâu đời nhất tại Đông Á. Trong lúc chế độ này cầm quyền tại Trung Hoa đại lục, Trung Quốc đã bị nhiều thế lực tranh giành quyền lực, bị Nhật Bản xâm chiếm, và cuối cùng lao vào một cuộc nội chiến. Cuộc nội chiến này tạm kết thúc năm 1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát gần toàn bộ Trung Hoa đại lục trong khi chính quyền Trung Hoa Dân quốc kiểm soát đảoĐài Loan và một số đảo khác. Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố thành lập một quốc gia mới, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh năm 1949. Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan tiếp tục cho rằng nó là chính phủ chính thống của toàn bộ Trung Quốc. Việc này đã được hầu hết các nước trên thế giới công nhận cho đến cuối thập niên 1970. Đài Bắc được chọn làm thủ đô lâm thời.

hoc-tieng-trung-hoc-tieng-trung-online-lich-su-trung-hoa-dan-quoc

Vị thế chính trị Đài Loan là một vấn đề gây tranh cãi. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố rằng chính phủ Trung Hoa Dân Quốc là bất hợp pháp, và gọi họ là “Chính quyền Đài Loan”. Tuyên bố này bị Trung Hoa Dân Quốc bác bỏ bởi họ tự coi mình là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Ban đầu Quốc Dân Đảng nắm quyền ở Trung Hoa Dân Quốc tự tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn Trung Hoa, dù hiện tại đa số người dân Đài Loan đã từ bỏ quan điểm đó. Trung Hoa Dân Quốc thực tế chưa bao giờ tái tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Trung Hoa nhưng các biên giới quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc cũng chưa được vẽ lại và những tuyên bố lãnh thổ còn chưa giải quyết xong từ cuối thập niên 1940 cũng chưa được xem xét lại. Vì thế, các biên giới theo tuyên bố của Trung Hoa Dân Quốc tiếp tục bao gồm cả Lục địa Trung Quốc, nhiều hòn đảo ngoài khơi, Đài Loan, Ngoại Mông, bắc Myanma và Tuva (hiện là lãnh thổ Nga). Tuy nhiên, trong tình thế chính trị hiện nay quan điểm này đã bị coi là lỗi thời và hiếm khi được đề cập.
học tiếng Trung qua video

Không khí chính trị khá căng thẳng với khả năng xảy ra xung đột quân sự trong trường hợp Đài Loan có các hoạt động theo hướng độc lập hay hành động thống nhất. Chính sách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là sử dụng vũ lực để đảm bảo việc thống nhất nếu quá trình thống nhất trong hòa bình không thể diễn ra, như đã được tuyên bố trong Luật chống chia cắt đất nước, và vì lý do này các căn cứ quân sự của Trung Quốc luôn hiện diện trên bờ biển Phúc Kiến. Hoa Kỳ đã huấn luyện quân sự và bán vũ khí cho Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, tình thế giữ nguyên trạng hiện tại, như theo định nghĩa của Hoa Kỳ, được ủng hộ dựa trên cơ sở sự quid pro quo (“để ý lẫn nhau”) giữa hai nước Trung Quốc. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được cho là sẽ “không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan” và Trung Hoa Dân Quốc sẽ “có sự cẩn trọng trong việc điều phối mọi khía cạnh của các quan hệ xuyên eo biển.” Cả hai sẽ kiềm chế tiến hành các hoạt động hay đưa ra những tuyên bố “có thể đơn phương làm thay đổi vị thế Đài Loan”.

Bên trong Trung Hoa Dân Quốc, các ý kiến khác biệt giữa những người ủng hộ thống nhất, đại diện là các đảng thuộc Liên minh Phiếm Lam, và những người ủng hộ độc lập, đại diện là các đảng thuộc Liên minh Phiếm Lục. Quốc Dân Đảng, Đảng lớn nhất trong Liên minh Phiếm Lam, ủng hộ việc giữ nguyên trạng trong tương lai không xác định với mục tiêu được tuyên bố duy nhất là thống nhất. Tuy nhiên, họ không ủng hộ việc thống nhất với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong tương lai gần, bởi một viễn cảnh như vậy sẽ là không thể chấp nhận được với các thành viên của họ và với những người dân. Mã Anh Cửu, cựu chủ tịch Quốc dân Đảng và là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, đã đặt ra tiêu chuẩn về mức độ dân chủ, phát triển kinh tế ở gần mức của Trung Hoa Dân Quốc để lục địa đạt tới trước khi việc thống nhất diễn ra. Đảng Dân chủ Tiến bộ (gọi tắt là Đảng Dân Tiến), đảng lớn nhất trong Phiếm Lục, cũng ủng hộ việc giữ nguyên trạng bởi nguy cơ chọc giận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là không thể chấp nhận đối với các thành viên của họ. Tuy nhiên, Tổng thống Trần Thủy Biển của Đảng Dân Tiến đã nói rằng dù thế nào chăng nữa, bất kỳ quyết định nào phải được đưa ra thông qua trưng cầu dân ý trước nhân dân Trung Hoa Dân Quốc. Chính sách đối ngoại của cả hai liên minh hiện tại đều ủng hộ việc tham gia của Trung Hoa Dân Quốc vào các tổ chức quốc tế, nhưng Quốc Dân Đảng chấp nhận nguyên tắc “Một Trung Quốc” và Đảng Dân Tiến khuyến khích các mối quan hệ kinh tế với các nước khác trừ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vì các lý do an ninh.

Về phần mình, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dường như coi việc giữ lại cái tên “Trung Hoa Dân Quốc” còn dễ chịu hơn nhiều so với việc tuyên bố một nước Cộng hòa Đài Loan độc lập về pháp lý. Tuy nhiên, với sự trỗi dây của phong trào ủng hộ độc lập tại Đài Loan, cái tên “Đài Loan” đã ngày càng được sử dụng nhiều trên chính hòn đảo này. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố rằng bất kỳ một nỗ lực nào tại Đài Loan nhằm chính thức xóa bỏ chế độ Trung Hoa Dân Quốc và thay thế nó bằng một nước Cộng hòa Đài Loan sẽ dẫn tới nguy cơ đáp trả bằng biện pháp quân sự mạnh mẽ. Quan điểm hiện tại của Hoa Kỳ là vấn đề Đài Loan phải được giải quyết một cách hòa bình và hành động đơn phương của bất kỳ bên nào sẽ bị lên án; cả việc vô cớ tấn công của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay một tuyên bố độc lập từ phía Đài Loan đều không thể chấp nhận.

Vì chính sách một Trung Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa yêu cầu các nước không chính thức công nhận Trung Hoa Dân Quốc như một điều kiện để duy trì các quan hệ ngoại giao với họ. Chỉ có 24 quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, đa số các nước đều có văn phòng đại diện không chính thức tại Trung Hoa Dân Quốc. Hoa Kỳ vẫn giữ quan hệ không chính thức với Trung Hoa Dân Quốc thông qua Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (美國在台協會). Trên thực tế Trung Hoa Dân Quốc cũng giữ các đại sứ quán và lãnh sự quán ở hầu hết các nước, được gọi là các “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc” (臺北經濟文化代表處 Đài Bắc kinh tế văn hóa đại biểu xứ), gọi tắt là Văn phòng Đại diện Đài Bắc. Các Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc là “các thực thể thương mại không chính thức” của Trung Hoa Dân quốc chịu trách nhiệm duy trì quan hệ ngoại giao, cung cấp các dịch vụ lãnh sự (như cấp thị thực nhập cảnh), và bảo vệ các lợi ích quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc tại các nước khác trên cơ sở căn bản như Đại sứ quán hay Lãnh sự quán.

Cũng vì việc áp dụng chính sách Một Trung Quốc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc chỉ có thể tham gia vào các tổ chức quốc tế nơi họ không được công nhận như một quốc gia độc lập có chủ quyền. Năm 1945, Trung Hoa Dân Quốc có tư cách đại diện cho toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và họ là một trong những quốc gia sáng lập cũng như là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; tuy nhiên, năm 1971, với việc thông qua Nghị quyết 2758 Đại hội đồng Liên hiệp quốc, nó bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế. Kể từ năm 1992, Trung Hoa Dân Quốc luôn lặp lại đề nghị được gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng chưa hề thành công. Đa số quốc gia thành viên, gồm cả Hoa Kỳ, không muốn bàn thảo vấn đề vị thế chính trị Trung Hoa Dân Quốc vì sợ gây trở ngại tới những quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều công khai ủng hộ việc Trung Hoa Dân Quốc xin trở thành quan sát viên của Tổ chức Y tế Thế giới. Tuy nhiên, dù Trung Hoa Dân Quốc hàng năm đều đệ trình hồ sơ xin làm thành viên của WHO từ năm 1997 dưới nhiều tên gọi, những nỗ lực của họ luôn bị Trung Quốc cản trở. Tương tự, Trung Hoa Dân Quốc chịu áp lực phải sử dụng cái tên trung lập về chính trị là “Đài Bắc Trung Quốc” trong các sự kiện quốc tế như Thế vận hội, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tham gia. Trung Hoa Dân Quốc nói chung bị ngăn cản sử dụng quốc ca và quốc kỳ của mình tại các sự kiện quốc tế vì áp lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và những thành viên đoàn Trung Hoa Dân Quốc tham gia vào các sự kiện đó như Thế vận hội thường bị ngăn cản mang theo quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc vào những địa điểm tổ chức sự kiện Olympic. Trung Hoa Dân Quốc có thể tham gia với tên gọi “Trung Quốc” tại các tổ chức nơi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không tham dự, như Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới.

Quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và những vấn đề liên quan về độc lập của Đài Loan và sự thống nhất với Trung Quốc vẫn tiếp tục là vấn đề thống trị trong chính trị Trung Hoa Dân Quốc. Về bất kỳ một giải pháp riêng biệt nào ý kiến của công chúng thay đổi rất nhiều khi câu chữ chỉ thay đổi một chút, việc này phản ánh sự phức tạp của ý kiến công chúng với chủ đề này.

1911–1927

 

 

Viên Thế Khải (trái) và Tôn Dật Tiên(phải) với hai lá cờ khác nhau đại diện cho buổi đầu nền Cộng hòa

Năm 1911, sau hơn bốn ngàn năm dưới quyền lãnh đạo của các hoàng đế, Trung Quốc lật đổ chế độ quân chủ và chuyển sang một nền cộng hòa. Nhà Thanh đã suy yếu, Trung Quốc vừa trải qua một thế kỷ bất ổn định, cả với những cuộc nổi dậy bên trong cùng với chủ nghĩa đế quốc từ bên ngoài. Các nguyên tắc Tân Khổng giáo, cho tới thời điểm đó, đã duy trì hệ thống triều đại bị nghi ngờ và sự biến mất của lòng tin cá nhân bị cho là nguyên nhân khiến tới 40 triệu người Trung Quốc sử dụng thuốc phiện năm 1900 (khoảng 10% dân số). Tới khi bị các lực lượng viễn chinh của các cường quốc trên thế giới thời ấy đánh bại trong cuộc đàn áp Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, nhà Thanh đã gần như chính thức chấm dứt, vì không có chế độ khác thay thế nên sự tồn tại của nó vẫn được tính kéo dài tới tận năm 1912.

 

 

Cờ Ngũ Sắc là quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc 1912-1928, tượng trưng cho 5 sắc dân Hán, Mãn, Mông, Hồi và Tạng

Việc thành lập nền Cộng hòa Trung Quốc đã phát triển ngoài dự kiến, cuộc Cách mạng Tân Hợi chống lại nhà Thanh xảy ra vào ngày 10 tháng 10 năm 1911. Trung Hoa Dân Quốc được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1912, với bác sĩ Tôn Dật Tiên là Tổng thống lâm thời. Như một phần trong thỏa thuận để đổi lấy sự thoái vị của hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi,Viên Thế Khải chính thức được bầu làm Tổng thống năm 1913. Tuy nhiên, Viên Thế Khải đã giải tán Quốc Dân Đảng cầm quyền, bỏ qua Hiến pháp lâm thời khi gia tăng quyền lực cho Tổng thống, và cuối cùng tự tuyên bố mình là Hoàng đế Trung Quốc vào năm 1915.

Những người ủng hộ Viên Thế Khải đã bỏ rơi ông, và nhiều tỉnh tuyên bố độc lập dưới quyền của các tay quân phiệt. Viên Thế Khải chết năm 1916. Sự kiện này đẩy Trung Quốc vào thời kỳ quân phiệt. Tôn Dật Tiên, đang lưu vong, được các tay quân phiệt miền Nam đưa về Quảng Đông năm 1917 và 1920, để lập nên chính phủ đối lập. Tôn Dật Tiên tái lập Quốc Dân Đảng tháng 10 năm 1919.

Chính quyền trung ương tại Bắc Kinh tìm cách thâu tóm quyền lực. Và một cuộc tranh cãi mở và rộng lớn về cách thức đối xử của Trung Quốc với người phương Tây diễn ra. Sau Hiệp ước Versailles, ngày 4 tháng 5, một cuộc biểu tình của sinh viên đã dẫn tới cuộc khởi nghĩa trên khắp nước khiến nó được đặt tên là Phong trào Ngũ Tứ.

Chủ nghĩa vô chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là chủ nghĩa vô chính phủ cộng sản, từng là một trong những hình thức thường thấy nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa thậm chí cả trước Khởi nghĩa Vũ Xương. Sau Cách mạng Nga năm 1917, ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx lan tràn và trở nên quen thuộc với quần chúng. Lý Đại Chiêu và Trần Độc Tú lãnh đạo buổi đầu phong trào Marx-Lenin. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập tháng 7 năm 1921.

1928–1948

Sau cái chết của Tôn Dật Tiên tháng 3 năm 1925, Tưởng Giới Thạch trở thành lãnh đạo Quốc Dân Đảng. Tưởng Giới Thạch đã lãnh đạo thành công cuộc Bắc phạt, với sự giúp đỡ của Liên Xô, đánh bại các lãnh chúa phía bắc và về danh nghĩa đã thống nhất Trung Quốc dưới quyền Quốc Dân Đảng. Các cố vấn Xô viết giúp huấn luyện, tuyên truyền, tác động đến tư tưởng quần chúng, và cung cấp vũ khí. Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch nhanh chóng trục xuất các cố vấn Xô viết, thanh trừng những người cộng sản và cánh tả trong Quốc Dân Đảng, dẫn tới Nội chiến Trung Quốc. Những người cộng sản bị đẩy vào nội địa khi Tưởng Giới Thạch tìm cách tiêu diệt họ. Tưởng Giới Thạch củng cố quyền lực, thành lập Chính phủ Quốc gia tại Nam Kinh năm 1928. Nhiều nỗ lực đã được tiến hành nhằm xây dựng một xã hội dân sự hiện đại, qua việc thành lập Viện Nghiên cứu Trung ương, Ngân hàng Trung Quốc, và các cơ quan khác.

 

 

Quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc 1928-nay

Sự ổn định chấm dứt với Cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Mãn Châu năm 1931, tình trạng thù địch tiếp tục kéo dài suốt Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, một phần của Thế chiến thứ hai từ 1937 tới 1945. Năm 1945, Nhật Bản đầu hàng và Trung Hoa Dân Quốc trở thành một trong những thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc.

Nội chiến Trung Quốc giữa những người cộng sản và chống cộng tiếp tục và rất ác liệt. Dù nắm giữ nhiều ưu thế cộng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, phe Dân Quốc đã thua cuộc trước phe Cộng sản năm 1949.

1949 đến nay

Sau thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, quân đội Trung Hoa Dân Quốc chấp nhận sự đầu hàng của quân đồn trú Nhật tại đây. Đài Loan được tuyên bố “nhượng lại” cho Trung Hoa Dân Quốc ngày 25 tháng 10 năm 1945, dù những đề xuất về Đài Loan độc lập đặt vấn đề về tính pháp lý của tuyên bố đó, cho rằng tuyên bố được đưa ra mà không có một hiệp ước hòa bình chính thức chuyển giao chủ quyền. Trung Hoa Dân Quốc bắt đầu cai quản Đài Loan với một bộ máy quản lý quân sự tham nhũng, dẫn tới tình trạng bất ổn khắp nơi và căng thẳng gia tăng giữa người Đài Loan và người từ đại lục. Vụ bắt giữ một người bán thuốc lá và bắn vào một người gần đó ngày 28 tháng 2 năm 1947 đã châm ngòi cho một cuộc bạo loạn trên toàn bộ hòn đảo, cuộc bạo loạn đã bị đàn áp bằng vũ lực và hiện được gọi là Vụ 282. Những con số ước tính thường cho rằng số người thương vong trong khoảng 10.000 tới 30.000 người, chủ yếu thuộc giới tinh hoa của Đài Loan. Năm 1948 Chính quyền tuyên bố thiết quân luật.

Sau khi Quốc Dân Đảng bị đánh bại năm 1949, Tưởng Giới Thạch dời Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tới Đài Loan và tuyên bố Đài Bắc là Thủ đô lâm thời của Trung Quốc. Theo cùng cuộc rút lui của ông là hai triệu người tị nạn từ lục địa Trung Quốc, thêm vào với dân số khoảng sáu triệu người đã sống ở hòn đảo từ trước đó.

Ban đầu, Hoa Kỳ bỏ rơi Quốc Dân Đảng và chờ đợi việc Đài Loan rơi vào tay những người Cộng sản. Tuy nhiên, năm 1950 cuộc xung đột giữa Bắc và Nam Triều Tiên đã bắt đầu xảy ra từ khi quân Nhật rút đi năm 1945, leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện, và trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman một lần nữa can thiệp và phái Hạm đội 7 tớiEo biển Đài Loan để “trung lập hóa” eo biển. Theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco, bắt đầu có hiệu lực ngày 28 tháng 4 năm 1952, và Hiệp ước Đài Bắc, bắt đầu có hiệu lực ngày 5 tháng 8 năm 1952, Nhật Bản chính thức rút bỏ mọi quyền, yêu sách và danh nghĩa với Formosa (Đài Loan) và Pescadores (Bành Hồ), và rút bỏ mọi hiệp ước đã ký với Trung Quốc trước năm 1942. Cả hai hiệp ước đều không đề cập tới việc ai sẽ là người nắm quyền kiểm soát hòn đảo, một phần để tránh liên can vào Nội chiến Trung Quốc. Những người ủng hộ Đài Loan độc lập đã sử dụng sự thiếu sót này để đặt nghi vấn về tuyên bố của cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc về Đài Loan, cho rằng tương lai của Đài Loan phải do người dân tại đây tự quyết.

Trong thập niên 1960 và 1970, Trung Hoa Dân Quốc bắt đầu phát triển trở thành một nước phát triển công nghiệp hóa kỹ thuật cao, trong khi vẫn duy trì một chính phủ độc tài, độc đảng. Vì cuộc Chiến tranh Lạnh, đa số các quốc gia phương Tây và Liên Hiệp Quốc vẫn coi Trung Hoa Dân Quốc là chính phủ đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc cho tới tận thập niên 1970, khi đa số các nước lại quay sang công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trung Hoa Dân Quốc

Chính phủ quốc gia đầu tiên của Trung Hoa Dân theo chế độ cộng hòa được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1912, tại Nam Kinh với Tôn Dật Tiên là tổng thống lâm thời. Đại biểu các tỉnh được gửi tới để xác nhận quyền lực của chính phủ quốc gia, và sau này họ cũng tham gia thành lập nên nghị viện đầu tiên. Chính phủ quốc gia này vừa ít quyền lực vừa tồn tại ngắn ngủi bởi các vị tướng lĩnh kiểm soát cả các các tỉnh trung tâm và miền bắc Trung Quốc. Số lượng hạn chế các đạo luật do chính phủ này thông qua gồm nghi thức chấp nhận thoái vị của nhà Thanh và một số sáng kiến kinh tế.

Một thời gian ngắn sau khi Viên Thế Khải nổi lên, quyền lực của nghị viện chỉ còn là hình thức; nhiều hành động vi phạm hiến pháp của Viên Thể Khải chỉ gặp phải những phản đối mang tính hình thức, và các thành viên Quốc Dân Đảng trong nghị viện sẽ nhận được 1.000 bảng Anh nếu họ từ bỏ đảng tịch. Viên Thế Khải vẫn giữ quyền lực tại địa phương bằng cách gửi các vị tướng tới giữ chức thống đốc các tỉnh hay giữ liên minh với những người đang nắm giữ các chức đó. Các cường quốc nước ngoài cũng bắt đầu công nhận quyền lực của Viên Thế Khải: khi Nhật Bản tới Trung Quốc với 21 yêu cầu, chính Viên Thế Khải là người xem xét chúng ngày 25 tháng 5 năm 1915.

Khi Viên Thế Khải chết, nghị viện năm 1913 được triệu tập lại để công nhận tính pháp lý cho một chính phủ mới. Tuy nhiên, quyền lực thật sự khi ấy được chuyển vào tay các lãnh đạo quân sự, tạo thành giai đoạn của các lãnh chúa. Chính phủ không quyền lực vẫn hữu dụng; khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu, nhiều cường quốc phương Tây và Nhật Bản đã muốn Trung Quốc tuyên chiến với Đức, để chia nhau những tài sản của Đức.

Hiện tại

 

 

Phủ Tổng thống tại Đài Bắc nơi đóng Văn phòng Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc

Nguyên thủ quốc gia và tổng tư lệnh là Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, người được bầu phổ thông dân chủ với nhiệm kỳ bốn năm cùng Phó tổng thống. Tổng thống có quyền đối với năm nhánh hành chính (hay Viện): Giám sát viện, Khảo thí viện, Hành chính viện, Tư pháp viện và Lập pháp viện. Tổng thống chỉ định các thành viên của Hành chính viện vào chính phủ của mình, gồm cả một Thủ tướng, người chính thức là Chủ tịch Hành chính viện; các thành viên chịu trách nhiệm về mặt chính sách và hành chính.

Cơ quan lập pháp chính là Lập pháp viện theo chế độ đơn viện với 225 ghế. 168 ghế được bầu theo hình thức phổ thống đầu phiếu; 41 ghế được chọn dựa trên tỷ lệ phiếu toàn quốc của các đảng chính trị. 8 ghế cho các khu vực bầu cử ngoài nước và 8 ghế dành cho người bản xứ dựa trên cùng tiêu chí. Các thành viên Lập pháp viện làm việc với nhiệm kỳ 3 năm. Tiền thân của Quốc hội đơn viện là Quốc dân Đại hội và đoàn bầu cử thường trực, giữ một số chức năng nghị viện, nhưng Quốc dân Đại hội đã bị xóa bỏ năm 2005 và quyền lập hiến được trao cho Lập pháp viện cùng tất cả các cử tri của nhà nước Cộng hòa thông qua trưng cầu dân ý.

Tư pháp viện là cơ quan tư pháp cấp cao nhất của Đài Loan. Cơ quan này có trách nhiệm giải thích hiện pháp, các luật và các nghị định, phán quyết các vụ việc hành chính và các hoạt động công cộng. Chủ tịch và Phó chủ tịch Lập pháp viện cùng mười lăm Thẩm phán hình thành nên Hội đồng Đại Thẩm phán. Họ được giới thiệu và chỉ định bởi Tổng thống nhà nước Cộng hòa, với sự ưng thuật của Lập pháp viện. Tòa án cấp cao nhất, Tòa án Tối cao, gồm một số nhóm dân sự và hình sự, mỗi nhóm gồm một Thẩm phán chủ tịch và bốn Thẩm phán cấp dưới, tất cả đều được chỉ định để làm việc suốt đời. Năm 1993, một tòa án hiến phápđộc lập được thành lập để giải quyết các tranh cãi hiến pháp, giám sát các hoạt động của các đảng chính trị và tăng tốc quá trình dân chủ hóa. Trong hệ thống tòa án Trung Hoa Dân Quốc không có bồi thẩm đoàn nhưng quyền được xét xử đúng luật được pháp luật bảo hộ và được tôn trọng trên thực tế; nhiều vụ việc đã được nhiều thẩm phán cùng tham gia xét xử.

An East Asian man in suit smiling to the crowd

 

 

Tổng thống Mã Anh Cửu

Hệ thống chính trị Trung Hoa Dân Quốc không đi theo các mô hình truyền thống. Thủ tướng được Chính phủ lựa chọn mà không cần có sự đồng thuật từ nhánh Lập pháp, nhưng nhánh Lập pháp có thể thông qua luật mà cả Tổng thống và Thủ tướng đều không có quyền phủ quyết. Vì thế, Tổng thống và nhánh Lập pháp ít khi muốn đàm phán với nhau về việc làm luật nếu họ thuộc hai phe chính trị đối lập. Trên thực tế, kể từ khi vị Tổng thống thuộc Liên minh Phiếm Lục Trần Thủy Biển lên nắm quyền năm 2000 và việc Phiếm Lục tiếp tục nắm đa số tại Lập pháp viện, tiến trình lập pháp liên tục bị đình trệ, bởi hai bên đều không nhượng bộ. Một điểm đáng chú ý khác trong hệ thống chính trị Trung Hoa Dân Quốc; vì trước kia nước này nằm dưới sự lãnh đạo của một đảng chính trị ưu thế, quyền lực thực sự của hệ thống chuyển từ chức vụ này tới chức vụ khác, phụ thuộc vào việc vị lãnh đạo quốc gia khi ấy nắm chức gì. Di sản này khiến quyền hành pháp hiện tại tập trung chủ yếu trong văn phòng Tổng thống chứ không phải Thủ tướng.

Thuật ngữ “đảng cầm quyền” trước kia được gán cho Quốc Dân Đảng, bởi đây là đảng độc tài từng kiểm soát mọi cơ quan chính phủ (đảng cầm quyền cũng có thể được áp dụng gọi đảng chiếm đa số trong hệ thống nghị viện). Người Xô viết, những người từng huấn luyện cho Tưởng Giới Thạch, Quốc Dân Đảng và những người Cộng sản, đã để lại một dấu ấn trong hoạt động của Quốc Dân Đảng, và một phong cách nhà nước độc đảng theo chủ nghĩa Lenin, có ít khác biệt giữa chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, Quốc Dân Đảng và quân đội. Tuy nhiên, ngày nay thuật ngữ “đảng cầm quyền” đã được sử dụng rõ ràng, riêng biệt tại Đài Loan và được dùng để gọi đảng đang nắm quyền Tổng thống. Điều này không hoàn toàn chính xác bởi Đài Loan không có một hệ thống nghị viện, theo đó nhánh hành pháp do cùng đảng hay liên minh nắm đa số trong nhánh lập pháp nắm giữ. Thuật ngữ này hiện được sử dụng bởi Thủ tướng do Tổng thống chỉ định, vì thế quyền hành pháp thường do đảng của Tổng thống chi phối.

Trung tâm tiếng trung tốt tại Hà Nội

Bình luận facebook:
Các tin khác:
 Khóa học tiếng Trung Sơ cấp: Sự lựa chọn tốt nhất để chinh phục tiếng Trung!  ( 54 lượt xem ) Cách Phát Âm Cơ Bản Cho Người Mới Học Tiếng Trung  ( 138 lượt xem ) Cách Phát Âm Chuẩn Tiếng Trung ( 272 lượt xem )
Trung tâm tiếng Trung đông học viên hâm mộ nhất trên Youtube
TRUNG TÂM TIẾNG TRUNG TIENGTRUNG.VN

 Cơ sở 1 : Số 10 - Ngõ 156 Hồng Mai - Bạch Mai - Hà Nội
 Cơ sở 2 : Số 22 - Ngõ 38 Trần Quý Kiên - Cầu Giấy - Hà Nội

 Điện thoại : 09.4400.4400 - 09.6585.6585 - 09.8595.8595

 Phản ánh về chất lượng dịch vụ : xin nhắn tin đến 0943.169.184 (chúng tôi sẽ chủ động gọi lại) 


• Website https://tiengtrung.vn

Công ty TNHH Dương Châu Việt Nam
MST : 0107780017
Địa chỉ : Số 10 - ngõ 156 Hồng Mai - Bạch Mai - Hà Nội
Hotline : 09.4400.4400

• Giờ làm việc :
8h sáng tới 21h15 các ngày trong tuần
(Kể cả chủ nhật )
Riêng thứ 7 làm việc từ 8h sáng tới 17h.

Chính sách và quy định chung
 

 
09.4400.4400