Học tiếng trung - Mẹo hay Học cách nhớ chữ Hán thật dễ dàng (phần 2)
Ngày đăng: 11/12/2013 - Lượt xem: 3500
PHẠM DƯƠNG CHÂU - trung tam tieng trung tiengtrung.vn
Số 10 - Ngõ 156 Hồng Mai - Bạch Mai - Hà Nội.
11. 众 (Zhòng): Bao gồm 3 chữ 人 Nhân đứng gần nhau
(Ý nghĩa) => Ba người đứng gần nhau thì thành ra đông đúc nên ra từ众 có nghĩa là đông đúc, rất nhiều.
Ví dụ: 群众 (Qúnzhòng) – Quần chúng
12.木(mù): Một chữ木 có nghĩa là một cái cây. Các nét của chữ này trông giống hệt một cây thông
(Ý nghĩa) => Ví dụ: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ – 金 木 水 火 土 (Jīn mù shuǐ huǒ tǔ)
13. 林 (Lín): Hai chữ 木 đứng cạnh nhau ra chữ林 nghĩa là rừng Lâm
Ví dụ: 少林 – Shàolín (Thiếu Lâm)
14. 森 (Sēn): Ba chữ木 đứng cạnh nhau ra chữ森 là rậm rạp
15. 口 (Kǒu): 4 nét tạo ra hình vuông tượng hình cho cái mồm
(Ý nghĩa) => Mồm, miệng.
Ví dụ: Nhà bạn có mấy nhân khẩu? 你家有几口人?(Nǐ jiā yǒu jǐ kǒu rén?)
16. 吕 (lǚ): Bao gồm 2 chữ Khẩu 口 hợp với nhau
(Ý nghĩa) => Dùng làm họ Lã, Lữ. Có thể giải thích vui là Lã Bố ngày xưa sức khỏe vô địch, đánh trận hét to cũng vô địch, ngựa Xích thố gầm cũng vô địch. Mồm Lữ Bố ở trên hét + mồm Xích Thố ở dưới gầm ==> đích thị chỉ có Lữ Bố
Nếu ở xa hay không có thời gian đến học tại trung tâm các bạn có thể tham gia lớp Học tiếng trung online
17. 品 (pǐn): Bao gồm 3 chữ 口 Khẩu hợp vào nhau
(Ý nghĩa) => Phẩm, Vật phẩm. Chỗ này chắc là giải thích 3 cái mồm chập vào hét to đòi quà ==> vật phẩm (cách giải thích này cho vui để dễ nhớ)
18. 一 (yi) : Hạ bất khả hạ, thượng bất khả thượng(下 不 可 下, 上 不 可 上); Chỉ nghi tại hạ, bất khả tại thượng (止 宜 在 下, 不 可 在 上)
(Ý nghĩa) => Nhất. Câu này rất hay, một câu đố chữ.
1 – Hạ bất khả hạ –: Chữ Hạ 下 bỏ hết phần dưới đi
2 – Thượng bất khả thượng: Chữ Thượng上 bỏ hết phần trên đi
3 – Chỉ nghi tại hạ: chữ Nghi宜 chỉ giữ phần dưới
4 – Bất khả tại thượng: chữ Khả可 chỉ giữ phần trên
==> Tất cả các phần giữ lại đều chỉ có 1 nét là chữ Nhất一
Câu này giúp chúng ta nhớ thêm từ Nghi宜 (Yi) (thích nghi), từ bất不 (Bù), từ Khả 可 (Kě) Khả (khả năng), từ 上 và 下。
19. 聖(Shèng): Sau giản thể thành: “圣” cho dễ viết: “Bên trái là tai, bên phải là miệng. Người dạy nhiều chuyện, dưới có chữ vương.”
(Phía trên bên trái có chữ tai耳 (Ěr); Phía trên bên phải có chữ miệng 口 (Kǒu). Ở dưới có chữ Vương (王) – Wáng
(Ý nghĩa) => Chỉ cần nhớ 3 chữ cơ bản kia là có thể viết được chữ Thánh
Ví dụ: Thánh Quan Vũ – 圣关羽 (Shèng guānyǔ)
20. (天) (tian1) : Ở trên có chữ Nhất: 一 (Yī). Ở dưới có chữ đại: 大 (Dà)
(Ý nghĩa) => Thiên.
Cách 1 : Dưới là một người đang dang rộng tay ra ( chữ đại大), trên là chữ nhất一, thể hiện một cái gì bao trùm. Gọi là Trời.
Cách 2: Ở trên là chữ nhất 一, ở dưới là chữ Đại 大, to nhất quả đất này đúng là chỉ có ông trời, bầu trời