[Tra cứu thành ngữ] Nhất Nghệ Tinh - Nhất Thân Vinh
Ngày đăng: 15/04/2020 - Lượt xem: 15599
1.Nhất nghệ tinh - nhất thân vinh là gì ?
Có khá nhiều người quan niệm rằng , trong cuộc sống này , biết càng nhiều thứ càng tốt . Tuy nhiên , ở một góc độ nào đó , việc biết nhiều nhưng không giỏi , không tinh thông , không tường tận ở một lĩnh vực nào cả khiến nhiều người cảm thấy chênh vênh hơn cả .
Từ xa xưa , nhiều tục ngữ , thành ngữ đã trăn trở về điều này , Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là một trong số đó . Người xưa trọng nghề vì nghề nuôi sống được thợ. Có nghề là đời sống được bảo đảm. Tay nghề giỏi là thân được sướng và có chuyên tâm vào công việc thì mới mong thành công. Còn những câu thành ngữ quen thuộc khác cũng mang ý nghĩ trên: "Một nghề thì sống, đống nghề thì chết" hay "Trăm hay không bằng tay quen": có giỏi cũng phải thực tập mới được. Tiếng Anh còn có câu "Jack of all trades, master of no one" cái gì cũng làm thì không giỏi cái gì được).
“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" nhắc nhở chúng ta khi đã chọn một nghề mình thì phải rèn luyện nghề ấy cho được tinh thông và phải biết quý yêu nghề ấy. "Yêu nghề” thì ta mới hi sinh và có trách nhiệm với nghề nghiệp. Đó là một phẩm chất của con người mới hôm nay.
Câu nói này là tinh thần lưu giữ ngàn đời, ông bà ta đã truyền thụ lại cho con cháu học tập sau này. Trong trong cuộc sống thời đại mới ngày nay , thành ngữ này được áp dụng rất phổ biến , đặc biệt tỏng lĩnh vực kinh doanh . Thành ngữ “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” có còn là “kim chỉ nam”, để định hướng nghề nghiệp hoặc làm nguyên tắc quan trọng trong công việc .
2. Nhất nghệ tinh , nhất thân vinh trong tiếng trung là gì ?
Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Một tục ngữ trong kho tàng văn học Trung Cổ . Với sức ảnh hưởng và lan tỏa của làn sóng Hoa ngữ , tục ngữ này cũng được sử dụng phổ biến trong cộng đồng người Việt chúng ta . Vậy cụ thể hơn , Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là gì ? .“ Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là một cụm từ thuộc thể loại tục ngữ của văn học Hán ngữ . Trong từ điển tiếng Hán :
Nhất nghệ tinh , nhất thân vinh - 一艺精, 一身荣 / Yī yì jīng, yì shēn róng/
+ 艺 (yì) mang ý nghĩa là kỹ năng, kỹ thuật hoặc chỉ một ngành nghề, một lĩnh vực nào đó
+ 精 (jīng) tức là tinh thông, thông thạo, thông suốt.
一艺精 có nghĩa thành thạo một nghề nào đó.
+ 荣 (róng) là quang vinh, hưng thịnh.
一身荣đơn giản chỉ là một người có công danh , sự nghiệp và nhận được sự mến mộ, kính mến của mọi người.
Khi phân tách nghĩa của từng vế và ghép lại , chúng ta có thể hiểu được nghĩa của câu tục ngữ này là : tinh thông một nghề , vinh quang một đời . Trên thực tế , trong kho tàng văn học dân gian , từ Cổ đại đến hiện đại của Trung Quốc , có rất rất nhiều tục ngữ , thành ngữ hay , đầy ý nghĩa và mang nhiều thông điệp đa dạng . Nhất nghệ tinh nhất thân vinh được con người sử dụng như một lời nhắc nhở , khuyên răn trong mọi bối cảnh và lĩnh vực , phổ biến nhất là trong kinh doanh , chọn nghề , chọn ngành , cũng như chọn con đường đi đến đỉnh cao của sự nghiệp . Nhất nghệ tinh nhất thân vinh có thể còn khá xa lạ với nhiều người không có kiến thức nhiều về tiếng Hán . Tuy nhiên , nếu nói về tiếng Việt , chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với các câu như : “ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề ” hay câu “ Một nghề thì sống , đống nghề thì chết ”. Trên cơ bản , những câu tục ngữ này đều mang ý nghĩa tương đương nhau .
3. Nhất nghệ tinh - nhất thân vinh có dụng ý gì ?
Chúng ta không thể nào không nói đến khía cạnh chọn nghề và chọn ngành.Ngành và nghề là hai nước ngọăt , hai dấu ấn quan trọng của mỗi cá nhân con người trong cuộc sống khi đứng trước ngưỡng cửa Đại học, bạn phải quyết định chọn chuyên ngành nào phù hợp với mình . Còn khi ra trường rồi bạn phải quyết định chọn nghề nào mà mình mong muốn nhất.Người xưa có câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” ý chỉ sự chuyên sâu trong một lĩnh vực sẽ đem đến thành công và tương lai ổn định sau này. Nhưng với sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế và những biến động toàn cầu trong thời đại này, thì nguy cơ rơi vào tình trạng thất nghiệp và phải đổi nghề của mỗi chúng ta hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo thông tin sưu tầm từ báo tiền phong cho biết :
Đại sứ Hoa Kỳ từng là một Nhà Vật lý
Từng là một nhà vật lý nhưng lại thành công trong lĩnh vực của một nhà ngoại giao, điều này hoàn toàn có thể! Đây cũng chính là câu chuyện của Ngài Michalak - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhiệm kỳ 2008-2011, đồng thời cũng là Thành viên Hội đồng sáng lập Đại học Tân Tạo. Từng là một Nhà Vật lý tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) nhưng khi NASA cắt giảm kinh phí để đầu tư cho lĩnh vực thám hiểm mặt trăng, Ngài Michalak đã đăng ký tham dự kỳ thi tuyển nhân viên của Bộ ngoại giao Mỹ.
Ngài Michalak chia sẻ về thời điểm đó: “Tôi chẳng có tí kinh nghiệm gì về ngoại giao, nhưng tôi chăm chỉ đọc sách, và tôi học được rất nhiều phẩm chất tốt nhờ các môn học Liberal Arts từ thời sinh viên.” Những phẩm chất mà ông muốn nói đến đó là kỹ năng lãnh đạo và hùng biện. Thời còn đi học, Ngài Michalak là 1 trong 4 sinh viên hùng biện giỏi nhất trường. Phẩm chất này đã giúp ông trở thành một nhà ngoại giao xuất sắc tại Việt Nam. Trong những lần nói chuyện với sinh viên Đại học Tân Tạo, ông vẫn thường nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình Liberal Arts (tạm dịch: Giáo dục Khai phóng hoặc Giáo dục Toàn diện) đối với khả năng tự học trọn đời của mỗi sinh viên. Khi không biết tương lai thay đổi ra sao thì chỉ còn cách chuẩn bị để thích ứng với nó!
Sinh viên Kinh tế Tân Tạo luôn sẵn sàng đón đầu tương lai
Cách đây 10 năm ngành tài chính, ngân hàng là ngành hot tại Việt Nam, chẳng ai ngờ sự sụp đổ của thị trường tài chính và bất động sản đã khiến nhiều cử nhân tài chính phải chật vật xin việc khi ra trường. Nhưng tại Đại học Tân Tạo 100% sinh viên Kinh tế tốt nghiệp đều có việc làm, thậm chí mức lương khởi điểm còn rất cao từ 8-20tr/tháng, trong đó 89% làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia.
Phương Trúc, sinh viên tốt nghiệp khoa Kinh tế khóa đầu tiên, hiện đang đảm nhận vị trí Giám đốc quản lý của Tập đoàn P&G cho biết: “Các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao năng lực của sinh viên Tân Tạo” Trúc nói thêm: “Nhiều bạn sinh viên cũng có vốn ngoại ngữ tốt, nhưng các nhà tuyển dụng nước ngoài thường thích những ứng viên là sinh viên Tân Tạo vì họ có phản xạ tiếng Anh nhanh nhạy, kiến thức xã hội rộng và kỹ năng mềm được đào tạo bài bản.” Sở dĩ sinh viên Đại học Tân Tạo có được nhiều lợi thế cạnh tranh nghề nghiệp hơn so với các bạn đồng trang lứa là nhờ nhà trường đã áp dụng chương trình đào tạo của Đại học Rice (một trường danh tiếng tại Hoa Kỳ). Tất cả các môn học được giảng dạy toàn bộ bằng Tiếng Anh và 25% chương trình học là các môn học Khai phóng. Những kiến thức này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên khi đi làm và giúp các em có những kiến thức nền nhất định để có thể tự học hỏi một lĩnh vực khác chuyên môn khi cần thiết. Rèn luyện kỹ năng lãnh đạo và hùng biện cho sinh viên cũng là một trong những tiêu chí quan trọng của Đại học Tân Tạo.
Liberal Arts hiện được xem là điểm tiến bộ nhất của giáo dục đại học hiện đại. Tại Mỹ, Liberal Arts được áp dụng hầu hết tại các trường đại học. Sinh viên được đào tạo toàn diện trong nhiều lĩnh vực như: khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên và khoa học cơ bản. Các trường đại học cộng đồng (community colleges), khai phóng (liberal art colleges), và hai năm đầu tại các đại học danh giá đều đào tạo theo triết lý Liberal Arts.