[Tra cứu thành ngữ] Quân tử nhất ngôn - Tứ mã nan truy
Ngày đăng: 24/04/2020 - Lượt xem: 65883
1.Quân tử nhất ngôn là gì ?
Trong sách "Luận ngữ", Khổng Tử có đưa ra dấu hiệu nhận biết "kẻ quân tử". Lời người quân tử nói ra có sức nặng như núi Thái Sơn. Có câu: "Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy" (quân tử nói một lời, bốn ngựa khó đuổi). Chính là nói một lời khi đã phát ra thì không thể thu lại, cũng ý rằng, lời nói của người quân tử rất uy tín, không dễ đổi thay.
Như ta đã biết được chính trong xã hội phong kiến thì “quân tử” là từ được dùng để chỉ những người biết cách đối nhân xử thế. Chỉ những người có học vấn và còn do mang nặng tư tưởng của Khổng Tử mà “quân tử” ở đây dường như là để chỉ là những người đàn ông, phụ nữ không được nhắc đến và “không xứng” khi được gọi như vậy, nhưng thực tế cho đến nay có lẽ quan niệm này đã thay đổi. “Nhất ngôn” đó chính là một lời không thay đổi. Do vậy, ta có thể hiểu tổng thể câu tục ngữ này có nghĩa đó chính là một người tử tế, một người có cư xử đúng mực thì nói lời là phải giữ lấy lời, đã hứa là nhất định sẽ làm được chứ không phải là để hứa suông.
2.Quân tử nhất ngôn trong tiếng Trung là gì ?
Quân tử nhất ngôn
君 子 一 言/ jūn zǐ yì yán /
Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (tử) có tinh thần, khí chất cao minh, đức độ như Vua (Quân là Vua). Quan niệm về quân tử nói chung còn rất nhiều nhưng cơ bản là như vậy.
Nhất ngôn là 1 lời, tức là nếu anh nói ra 1 lời thì phải giữ lời, phải chính xác, phải trước sau như một. Còn ngược lại mà ăn nói 2 lời, ăn ở 2 lòng, lèm bèm, dèm pha thì gọi là kẻ tiểu nhân. Ai hay lèm bèm, suy bụng ta ra bụng người (theo nghĩa xấu) thì hay bị coi là "Lấy lòng kẻ tiểu nhân để đo lòng người quân tử". Nhưng ai không làm được chữ Tín hoặc không tán thành quan điểm trên thì hay nói lái đi rằng "Quân tử nói đi (tức là nói 1 lời) là quân tử dại, quân tử nói lại (tức là nói 2 lời) là quân tử khôn".
Vì quan niệm Quân tử do Khổng Tử đề xuất vào thời phong kiến trọng nam khinh nữ nên Quân tử không dành để chỉ người phụ nữ.Chúng ta không nên nghĩ rằng : lời nói gió bay. Lời nói gió bay là chỉ không có bằng chứng, cãi lý trước tòa. Còn giữa hai người với nhau, hoặc với đám đông, nếu chỉ cần 1 lời nói không hợp tình, hợp lý hoặc xúc phạm nhau thì sẽ bị dư luận lên án, đối phương ghét bỏ mà không cần tòa nào xử cả. Vì thế mới có câu "Lời nói đọi máu", "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"...
3. Quân tử nhất ngôn , tứ mã nan truy
"Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy" đây là một câu thành ngữ để chỉ rằng:
Đối với người quân tử là những người có hành vi khoáng đạt, nói là làm, thường giúp những người khó khăn, người yếu thế hơn mình. Người quân tử khi gặp những chuyện bất bình thì sẵn sàng ra tay giúp đỡ.
Có những khi việc giúp đỡ người khác có thể làm cho họ khó khăn, nhiều khi ảnh hưởng đến bản thân nhưng họ vẫn sẵn sàng ra tay cứu giúp, không nề hà, không so đo về bản thân mình....
Đó là tính cách của người quân tử. Vì thế những người quân tử đã nói thì lời nói của họ nặng tựa thái sơn, họ rất trọng lời nói, trọng lời hứa. Khi họ đã nói thì họ sẽ làm. Chứ không phải như kẻ tiểu nhân, đầu lưỡi thì ngọt ngào nhưng đằng sau đó là tìm cách hại người hoặc chỉ hứa suông không bao giờ thực hiện.
Vì thế người quân tử đã nói thì lời nói của họ là một, khi đã quyết định thì họ không bao giờ thay đổi quyết định của mình mặc cho quyết định ấy nhiều khi phải thiệt cho bản thân, nhiều khi còn hại đến tính mạng. Cho nên mới có câu "Quân tử nhất ngôn"
Lời nói đã phát ra không bao giờ thay đổi, vì thế tứ mã nan truy là vế giải thích cho tính cách khí khái của người quân tử. Trước đây ông cha chúng ta đi lại tất cả đều bằng ngựa do vậy con ngựa là biểu tượng, là hình tượng cho sức mạnh, cho sự di chuyển nhanh. Khi lời nói của người quân tử đã phát ra thì cho dù có dùng tới 4 con ngựa cũng khó truy đuổi là thế.
Nói tóm lại câu này dùng để diễn tả tính cách của người quân tử, đã nói là làm, đã quyết định là không bao giờ thay đổi, họ sống luôn luôn có chính kiến của mình
Khác với kẻ tiểu nhân luôn tìm cách nịnh hót, làm được lòng người trên, lừa dối người dưới mình