HOTLINE 09.4400.4400

[Tra cứu thành ngữ] Dĩ Hòa Vi Quý

Ngày đăng: 15/04/2020 - Lượt xem: 8177

1.Dĩ hòa vi quý



以和为贵  /yǐ hé wéi guì /
Trong cuộc sống xô bồ ngày nay , trong những lời bảo ban , chỉ dạy  của cha mẹ dành tới con cái rất nhiều điều hay lẽ phải , lời hay ý tốt khi chúng ta phải khôn lớn ,  va chạm với cuộc sống, tiếp xúc bạn bè mới, cuộn sống mới , mội trường . Câu nói mà dường như các bậc làm cha làm mẹ sẽ không bao giờ  quên khuyên dạy  , nhắn nhủ con mình chính là phải sống “dĩ hòa vi quý”.


2.Thành ngữ “dĩ hòa vi quý”



Chúng ta cùng phân tích cụm từ này theo tiếng Hán để hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này hơn nhé !
Dĩ hòa vi quý” là đưc tính , đạo đức được các nhà Nho đề xướng. “Dĩ hòa vi quý” trong tiếng Trung là “以和为贵/ yǐ hé wéi guì/”, khái niệm“和为贵” được nêu ra trong thiên 1-Học nhi của cuốn “Luận ngữ”, cuốn sách này sưu tầm và  ghi ,  chép lại những lời dạy của Khổng Tử.

-  以- DĨ  lấy.
- 和-HÒA  hòa nhã, hài hòa (. “和-Hòa” trong từ  和好/ hé hǎo/: hòa hảo)
-  为-VI làm
-  贵-QUÝ thứ quý giá, thịnh vượng

以和为贵 có nghĩa là trong cuộc sống chuyện gì cũng lấy chữ “hòa” làm mục đích cao nhất, lấy chữ “hòa” làm nguyên tắc đối nhân xử  thế, lấy “hòa” làm thái độ sống, chuẩn mực sống .Đây chính là sống với một đường lối tích cực chứ không phải sống theo cách “gió thổi chiều nào thì theo chiều ấy” hay nhẫn nhịn theo kiểu “một điều nhịn là chín điều lành”.

Cố nhân xưa còn có câu : “礼之用, 和为贵/ lǐ zhī yòng , hé wéi guì/”: Lễ chi dụng, hòa vi quý, có nghĩa là Sử dụng lễ nghĩa thì hòa là quý .


3.Ý nghĩa của Dĩ hòa vi quý



Từ thời ông cha ta  xa xưa , người dân Việt Nam máu đỏ da vàng nổi tiếng với cốt cách thân thiện, hòa hảo vớitất cả mọi người Nhưng với tốc độ phát triển không ngừng của khoa học xã hội , công nghệ thông tin trong xã hội, kéo theo đó là sự phát sinh của nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là trong cuộc sống dân sinh thường nhật và cả nơi văn phòng , công sở hay bất kì nơi đâu . Nế chúng ta  không chú trọng đến “hòa khí” thì rất dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn xung đột, bất hòa, cản trở sự hợp tác, phát triển còn có thể là chiến tranh .

Câu nói truyền tải cho chúng ta thông điệp rằng trong bất kì mối quan hệ nào cũng nên lấy “hòa” làm trọng, hòa tức là hòa nhã, hòa hợp và sự tôn trọng lẫn nhau, là sự lịch thiệp cần có của mỗi con người hiện đại trong cuộc sống ngày nay . Cuộc sống của con người như khối rubik đa sắc màu , đa diện, do đó chúng ta luôn phải gặp gỡ rất nhiều người vad nhiều mối quan hệ, từ đó cũng phát sinh nhiều vấn đề như vui , buồn, bất đồng , mâu thuẫn ,... Nếu ai ai cũng giữ thái độ cứng nhắc, đặt cái tôi của mình lên đầu thì sẽ rất khó khăn để thấu hiểu và cũng nhau hợp tác , như câu nói tôi đã nghe ở đâu đó “ muốn đi nhanh hãy đi một mình , muốn đi xa hãy đi cùng nhau “ .

Hiểu và thực hiện Dĩ hòa vi quý một cách đúng đắn sẽ giúp con người cân bằng được cảm xúc, cư xử một cách tốt đẹp với nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Dĩ hòa vi quý không chỉ là vấn đề của một cá nhân , một tập thể nào đó mà nó còn mang tầm ý nghĩa lớn hơn nữa về quan điểm chính trị, xã hội. Trong xá hội hiện đại, các quốc gia luôn đề cao tinh thần hòa bình, tôn trọng việc đàm phán, thương lượng tránh để xảy ra tình trạng chiến tranh. Có nhiều vấn đề được giải quyết bằng cách Dĩ hòa vi quý và điều này đã góp phần ảnh hưởng tích cực đến một đất nước, làm thay đổi bộ mặt xã hội.


Dĩ Hòa Vi Quý
Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Ðấy cậy đấy khôn, đây chẳng nhịn
Ðây rằng đây phải, đấy không thua
Duật nọ hãy còn đua với bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng: Nhân dĩ hòa vi quý
Vô sự thì hơn, kẻo phải lo.

 

4. Làm thế nào để sống dĩ hòa vi quý với mọi người ?



Trước tiên , chúng ta phải biết lắng nghe . Đây là yếu tố rất quan trọng giúp chúng ta thấu hiểu được đối phương , thấu hiểu tâm tư tình cảm , quan điểm của họ như thế nào ? “Biết người biết ta , trăng trận trăm thắng “ . Chúng ta không nên bảo thủ, bảo thủ chính là kẻ thù lớn nhất của dĩ hòa , nên học cách chấp nhận , tiếp thu , lắng nghe tất cả ý kiến đóng góp cho dù là trái chiều của tất cả mọi người cho dù ý kiến đó đúng hay sai .
Tiếp theo là chúng ta sẽ phải phân biệt được cái đúng và cái sai , khi phân biệt được cái sai chúng  ta sẽ dùng tinh thần hòa nhã để giải quyết vấn đề đó . Theo quy luật tồn tại , bát kể thứ gì đều có 2 mặt , kể cả vật vô tri vô giác . Quan trọng là chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì qua câu nói ông cha ta nhắn gửi .

Bình luận facebook:
Các tin khác:
 [Tổng hợp] Tam Tự Kinh - 48 bài học - TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ ( 106139 lượt xem ) Thành ngữ 老马识途 (Lǎo mǎshítú) – Lão Mã Thư Đồ bằng tiếng trung ( 18719 lượt xem ) 942 câu thành ngữ tiếng trung - P45 ( 2173 lượt xem )
Trung tâm tiếng Trung đông học viên hâm mộ nhất trên Youtube
TRUNG TÂM TIẾNG TRUNG TIENGTRUNG.VN

 Cơ sở 1 : Số 10 - Ngõ 156 Hồng Mai - Bạch Mai - Hà Nội
 Cơ sở 2 : Số 22 - Ngõ 38 Trần Quý Kiên - Cầu Giấy - Hà Nội

 Điện thoại : 09.4400.4400 - 09.6585.6585 - 09.8595.8595

 Phản ánh về chất lượng dịch vụ : xin nhắn tin đến 0943.169.184 (chúng tôi sẽ chủ động gọi lại) 


• Website https://tiengtrung.vn

Công ty TNHH Dương Châu Việt Nam
MST : 0107780017
Địa chỉ : Số 10 - ngõ 156 Hồng Mai - Bạch Mai - Hà Nội
Hotline : 09.4400.4400

• Giờ làm việc :
8h sáng tới 21h15 các ngày trong tuần
(Kể cả chủ nhật )
Riêng thứ 7 làm việc từ 8h sáng tới 17h.

Chính sách và quy định chung
 

 
09.4400.4400