[Tra cứu thành ngữ] Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm
Ngày đăng: 15/04/2020 - Lượt xem: 112117
1.Tri nhân tri diện bất tri tâm là gì ?
Người xưa đã từng nói câu: "Họa hổ họa bì nan họa cốt. Tri nhân tri diện bất tri tâm", nghĩa của câu này đơn giản là "Vẽ hổ vẽ da nhưng không vẽ được xương, nhìn người nhìn mặt nhưng không nhìn thấy tấm lòng".
Nội tâm của người khác , suy nghĩ hay con người thật của người khác là điều vô cùng khó đoán khó lường
Họa hổ họa bì nan họa cốt : họa là vẽ ; hổ là cọp ; bì là da ; nan là khó, cốt là xương.
Vậy câu đó có nghĩa là : vẽ cọp thì vẽ được bộ da chứ khó mà vẽ được bộ xương .
Tri nhân tri diện bất tri tâm : Tri là biết ; nhân là người ; diện là mặt ; bất là không , tâm là tấm lòng . Vậy cau đó có nghĩa à : Biết người thì biét được mặt thôi chứ không biết được tấm lòng của họ .
Toàn câu nghĩa là : Vẽ cọp thì vẽ được bộ da , chứ khó mà vẽ được bộ xương của cọp . Biết người thì biết mặt chứ khó mà biết được tấm lòng của họ .
2.Tri nhân tri diện bất tri tâm trong tiếng trung là gì ?
Tri nhân tri diện bất tri tâm
(知人知面不知心 / zhīrénzhīmiàn bùzhīxīn)
- 知人 – tri nhân: biết, quen biết một người
- 知面 – tri diện: biết mặt, diện mạo bên ngoài
- 不知心 – bất tri tâm: không biết lòng
Trong tiếng Hán "Tri" là biết, "nhân" là người, "diện" là mặt, "tâm" là là tâm tính. Câu thơ có nghĩa đen là khi biết một người, biết rõ mặt nhưng khó biết tâm tính thật của người đó. Còn ý là nói đừng vội nghĩ mình đã hiểu rõ một người khi chưa thật sự trải qua nhiều biến cố. Phần đầy đủ gồm 2 câu:
"Họa hổ, họa bì, nan họa cốt.
Tri nhân, tri diện, bất tri tâm."
3. Đối lại câu : Tri nhân tri diện bất tri tâm
Câu đối “Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm” được phân tích :
Họa hổ: vẽ cọp.
Họa bì: vẽ da.
Nan họa cốt: khó vẽ xương.
Tri nhân: biết người.
Tri diện: biết mặt.
Bất tri tâm: không biết lòng.
“Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm” có
“Vẽ cọp vẽ da, vẽ xương khó vẽ. Biết người biết mặt không biết được lòng”
Khi vẽ con hổ, bạn chỉ có thể vẽ da của nó nhưng sẽ không thể vẽ được xương hổ, tương tự như ta có thể tiếp xúc với một người nhưng không thể biết được tính cách thật bên trong của người đó như thế nào.
Hiện nay, rất nhiều người chỉ dựa vào khuôn mặt để sống, mà không biết rằng họ sớm đã sống tạm bợ vật vờ như cái xác chết khô. Vậy nên, các bạn hãy bỏ qua định kiến chỉ đánh giá con người vội vàng qua bề ngoài, như người Việt ta xưa nay vẫn thường nói: “Dò sông dò biển dễ dò. Đố ai lấy thước mà đo lòng người” hay “Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong”.
“Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm” chính là một nguyên tắc , một triết lý cuộc sống ý nghĩa, khuyên chúng ta không nên đánh giá người khác thông qua hình thức bên ngoài, biết người thì biết mặt chứ không thể biết lòng dạ người ấy như thế nào.
Họa hổ họa bì nan họa cốt, Tri nhân tri diện bất tri tâm: 画虎画皮难画骨 知人知面不知心
Các bạn có thể tham khảo thêm cách viết bằng tiếng Trung của các câu nói nổi tiếng sau:
Anh hùng nan quá mỹ nhân quan: 英雄难过美人関
Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi: 蚌鷸相持漁翁得利
Bất nhập hổ huyệt, yên đắc hổ tử: 不入虎穴 焉得虎子
Bách văn bất như nhất kiến: 百聞不如一见
Cao nhân tất hữu cao nhân trị: 高人必有高人治
Cô chưởng nan minh: 孤仉难鸣
Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu: 衔血噴人 先污自口
Đại ngư cật tiểu ngư: 大鱼吃小鱼
Điểu tận cung tàng: 鸟盡弓藏
Đức năng thắng số: 德能胜数
Điểu vị thực vong, Nhân vị lợi vong: 鸟为食亡 人为利亡
Cư tất trạch lân, du tất trạch hữu: 居必宅鄰 遊必宅友
Danh lợi bất như nhàn: 名利不如闲
Diệp lạc quy căn: 葉落歸根
Dục tốc bất đạt: 欲速不达
Cô thụ bất thành lâm: 孤树不成林
Dưỡng hổ di họa: 养虎遗禍
Đa kim ngân phá luật lệ: 多金银破律例
Đa thọ đa nhục: 多壽多辱
Đắc ngư vong thuyên: 得鱼忘荃
4.Bài thơ “ Tri nhân tri diện , bất tri tâm”
Hoạ hổ, hoạ bì, nan hoạ cốt,
Tri nhân tri diện, bất tri tâm.
May mô chút nữa em lầm,
Củ khoai lang mà em ngỡ là cao ly sâm bên Tàu.
Nguồn: Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hoá thông tin, 2001